Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Thanh khoản là gì? Những điều cần biết về tính thanh khoản

Must read

Thanh khoản có thể hiểu đơn giản nó là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm, thế nhưng không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể nắm bắt được bản chất thanh khoản? Nguyên nhân, rủi ro thanh khoản ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Thanh khoản là gì? Những điều cần biết về tính thanh khoản 1

1. Thanh khoản là gì ?

Thanh khoản là một khái niệm phổ biến trong tài chính, được định nghĩa là tính linh hoạt của một tài sản hay sản phẩm nào đó được mua vào và bán ra trên thị trường,mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

2. Ý nghĩa của thanh khoản

Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt ( tính lưu động ) của một tài sản hay 1 thị trường nào đó.
. Tài sản ngắn hạn/ lưu động được xem là có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động bởi thị trường
. Thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao,

3. Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản

  1. Tiền mặt
  2. Đầu tư ngắn hạn
  3. Khoản phải thu
  4. Ứng trước ngắn hạn
  5. Hàng tồn kho

Thanh khoản là gì? Những điều cần biết về tính thanh khoản 2
Tại sao tính thanh khoản của Tiền mặt lại xếp đầu tiên trên các loại tài sản khác? Vì đây là tài sản luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông trên thị trường và tích trữ.
Hàng tồn kho lại có tính thanh khoản thấp nhất do tốn nhiều thời gian hơn, phải trải qua giai đoạn phân phối, tiêu thụ, chuyển thành khoản phải thu và sau đó mới trở thành tiền mặt.

Ngoài những loại tài sản kể trên thì chứng khoán cũng là một loại tài sản có khả năng thanh khoản cao.

Một số loại thanh khoản

Thanh khoản ngân hàng

Tính thanh khoản ngân hàng được hiểu là khả năng đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng, ngoài ra còn được hiểu là khả năng đáp ứng được nhu cầu giải ngân khoản tín dụng cam kết. Tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà thời gian thanh khoản sẽ diễn ra ngắn hoặc dài hạn. Tính thanh khoản trong ngân hàng có các đặc điểm sau :

  • Cán cân cung- cầu thanh khoản ngân hàng hiếm khi cân bằng tại một thời điểm, cho nên ngân hàng luôn phải đối mặt với hai trạng thái thanh khoản là thặng dư hay thâm hụt.
  • Khi ngân hàng dùng nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì đồng nghĩa với việc lợi ích của ngân hàng thấp và ngược lại.

*Nguồn cung và nhu cầu tạo ra thanh khoản ngân hàng

Nguồn cung thanh khoản ngân hàng đến từ các nguồn:

  • Các khoản tiền gửi của khách hàng
  • Vay mượn từ thị trường tiền tệ
  • Khoản tín dụng được thu về
  • Phí từ việc cung cấp các dịch vụ : rút tiền, chuyển tiền …
  • Bán các tài sản thuộc sở hữu kinh doanh và sử dụng

Nhu cầu tạo ra thanh khoản ngân hàng:

  • Khách hàng vay vốn
  • Khách hàng rút tiền từ các khoản tiền gửi
  • Thanh khoản các khoản phải trả
  • Thanh toán cổ tức cho cổ đông
  • Chi phí cho các dịch vụ ngân hàng

*Rủi ro trong thanh khoản ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra :

  • Khi ngân hàng thiếu ngân quỹ: thiếu dự trữ tại ngân hàng hay không thể huy động vốn ngay lập tức.
  • Khi ngân hàng thiếu tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.
  • Khi lãi suất nhất là lãi suất tiền gửi cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, lãi suất ảnh hưởng đến khách gửi tiền và vay tiền. (Tìm hiểu lãi kép là gì?)

Thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản trong chứng khoán chỉ ra khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại. Chứng khoán có tính thanh khoản cao vì chứng khoán có sẵn thị trường và dễ dàng mua đi bán lại, giá cả tương đối ít biến động và có khả năng phục hồi nguồn vốn ban đầu

Tính thanh khoản cao của chứng khoán giúp nhà đầu tư dễ dàng chuyển thành tiền mặt khi cần thiết, điều này khiến thị trường chứng khoán dễ hấp dẫn nhà đầu tư. Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao cho thấy thị trường càng năng động.

1. Thanh khoản chứng khoán có rủi ro gì ?

Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến tính thanh khoản trong chứng khoán, vì nó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn. Nếu một nhà đầu tư sở hữu rất nhiều chứng khoán mà không thể bán ra, luôn chịu thua lỗ theo từng ngày thì có thể hiểu đây chính là rủi ro thanh khoản.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

  • Điều đầu tiên là các con số tài chính phản ánh tình trạng hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn, uy tín, hoạt động kinh doanh tốt và ổn định sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
  • Tính thanh khoản chịu sự tác động của các chính sách – quy định của nhà nước vì mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đều chịu tác động và ảnh hưởng bởi yếu tố này.
  • Yếu tố kế tiếp ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và được mua 49 % cổ phần doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã được niêm yết. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài không thể mua toàn bộ cổ phiếu mà họ nhắm đến nên họ phải chọn loại cổ phiếu phù hợp nhất. Do đó cơ hội để chứng khoán trong nước tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế.
  • Yếu tố cuối cùng là tâm lý của các nhà đầu tư, khi thị trường bắt đầu khởi sắc thì nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền mua bán hơn. Và khi thị trường đang giảm điểm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng.

Thanh khoản và quản lý thanh khoản đòi hỏi nhà quản trị phải thật sự cẩn trọng giữa cung và cầu, nếu không sáng suốt, không hiểu rõ bản chất vấn đề sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất thanh khoản, gây ra những thiệt hại về tài chính nặng nề. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh khoản và những điều cần lưu ý trong thanh khoản, giúp bạn mang lại lợi ích tốt nhất khi đầu tư.

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết gần đây