Mặc dù cụm từ “năng suất lao động bình quân” được nhắc đến khá nhiều trong doanh nghiệp, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách tính năng suất lao động bình quân và tiền lương trong doanh nghiệp như thế nào. Dưới đây là cách tính năng suất lao động bình quân và tiền lương để bạn hiểu rõ hơn
Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động được hiểu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của người lao động trong quá trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp, mức năng suất lao động được biểu hiện bằng số lượng (hay giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động (số lượng lao động hoặc thời gian lao động), hoặc số đơn vị lao động đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Do vậy, năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ hay toàn phần của các doanh nghiệp.
Cách tính năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân thường được đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân trên một lao động trong thời gian tham chiếu đó.
Công thức tính phổ biến nhất:
Năng suất lao động bình quân = Tổng sản phẩm trong nước (GDP)/Tổng số người làm việc bình quân.
Trong đó:
GDP: viết tắt của Gross Domestic Product, là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định, vào một thời kỳ nhất định. Con số này thường được tính toán và công bố bởi một số cơ quan nhà nước. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng hoặc trang thông tin điện tử.
Tổng số người làm việc bình quân: con số này cũng sẽ thay đổi tuỳ theo từng thời điểm và được công bố sẵn.
Như vậy, năng suất lao động sẽ có thay đổi nếu 1 trong 2 chỉ số trên thay đổi.
Tiền lương trong doanh nghiệp
Tiền lương trong doanh nghiệp là gì? Đó là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động để thực hiện các công việc mà hai bên đã thoả thuận. Hiện nay, tiền lương phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu năm.
Tiền lương được trả qua hai hình thức: chuyển khoản qua tài khoản cá nhân của người lao động hoặc tiền mặt.
Hình thức trả tiền lương theo thời gian
Tuỳ theo đặc thù hoạt động mà mỗi doanh nghiệp có hình thức trả lương theo thời gian khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp trả tiền lương tháng, trả cho một tuần làm việc, trả cho một ngày làm việc và đôi lúc là trả cho một giờ làm việc.
Khám phá:
Cách tính tiền lương trong doanh nghiệp
Cách tính lương theo thời gian
Theo Nghiên Cứu Tài Chính, đây là hình thức phổ biến nhất. Dựa trên thời gian làm việc và cấp bậc, vị trí công việc để doanh nghiệp có công thức tính cho người lao động.
Cách tính lương này thường sẽ được phân bổ thành nhiều yếu tố lương khác nhau, bao gồm:
Lương căn bản: là lương mà người lao động và doanh nghiệp đã thống nhất để hợp tác làm việc, là cơ sở tính bảo hiểm và các khoản trích lương, lương thực lãnh của người lao động. Theo quy định, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ký hợp đồng.
Phụ cấp: là khoản tiền hỗ trợ hoặc bù đắp thêm các yếu tố về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc và việc đi lại. Bạn cần lưu ý, các khoản phụ cấp này sẽ được quy định và đưa vào hợp đồng lao động hoặc quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.
Ngày công thực tế: là số ngày mà bạn đi làm được trong tháng. Ví dụ, tháng 2 có 28 ngày, nhưng ngày công thực tế của bạn là 24 ngày.
Như vậy, công thức tính lương của người lao động sẽ là:
Lương tháng = (lương cơ bản + phụ cấp (nếu có))/ngày công chuẩn của tháng * số ngày làm việc thực tế
Cách tính lương theo sản phẩm
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ trả lương dựa trên chất lượng và số lượng sản phẩm hay phần trăm công việc mà người lao động hoàn thành. Cách tính này sẽ liên quan đến năng suất lao động khá nhiều.
Công thức tính như sau:
Lương sản phẩm = đơn giá sản phẩm * số lượng sản phẩm hoàn thành
Cách tính lương khoán
Trường hợp áp dụng là khi người lao động hoàn thành được đúng khối lượng công việc mà hai bên đã thoả thuận.
Công thức tính như sau:
Lương = mức lương khoán * tỷ lệ % hoàn thành công việc
Ngoài 3 cách tính tiền lương ở trên, một số doanh nghiệp còn tính lương theo doanh thu, tính thêm giờ tăng ca, tức làm thêm giờ,… Tuỳ theo mỗi ngành nghề và tính chất công việc để doanh nghiệp và người lao động thoả thuận cách tính lương phù hợp.