Với đầu tư, các nhà đầu tư luôn muốn mua vào thấp, bán ra cao để kiếm lời. Tuy nhiên, hiện nay có một số hình thức ngược lại, trong đó có bán khống. Đây là cách kiếm lời ngược với thông thường nhờ vào việc giảm của chứng khoán hay các sản phẩm tài chính khác nói chung. Vậy bán khống là gì và bán khống ở Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Bán khống là gì?
Bán khống chứng khoán (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán mà người bán không sở hữu. Thay vào đó, họ mượn chứng khoán để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại chứng khoán này khi giá chứng khoán giảm.
Ví dụ về bán khống chứng khoán
Giả sử các cổ phiếu của công ty C có thị giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Người A dự báo giá cổ phiếu này tương lai sẽ giảm và muốn bán khống thông qua việc mượn 10.000 cổ phiếu của người E nhờ giới thiệu của nhân viên môi giới chứng khoán.
Tổng giá trị số cổ phiếu mượn về là 150.000.000 đồng, tuy nhiên, người A chưa phải bỏ ra khoản tiền nào cho việc này mà thay vào đó sẽ nhận được 150.000.000 đồng tiền mặt nhờ bán cổ phiếu trên thị trường.
Sau đó, giá cổ phiếu công ty C rớt giá đúng như suy luận của người A còn 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm này, người A thực hiện mua lại 10.000 cổ phiếu với tổng số tiền thực hiện là 100.000.000 đồng. Như vậy, người A có lời 50.000.000 đồng từ việc bán khống cổ phiếu ABC.
Ở một diễn biến khác, người A sẽ bị lỗ 30.000.000 đồng nếu cổ phiếu công ty C tăng lên 18.000 đồng/cổ phiếu.
Tìm hiểu về thanh khoản của chứng khoán
Các bước thực hiện bán khống
Như vậy, thông qua ví dụ trên, có thể suy ra thực hiện bán khống sẽ trải qua 3 bước cơ bản
- Mượn cổ phiếu nào đó khi dự báo giá sẽ giảm trong tương lai, thường thông qua môi giới.
- Bán cổ phiếu lập tức trên thị trường.
- Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu và thực hiện chuyển số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì người thực hiện bán khống bị lỗ do phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để hoàn trả lại khoản đã mượn để bán.
Bán khống cổ phiếu ở Việt Nam thực hiện ra sao?
Trên TTCK cơ sở:
Ở góc độ Pháp luật hiện nay, hoạt động bán khống trên thị trường cơ sở Việt Nam vẫn chưa được cho phép, điều đó có nghĩa là không được bán khống cổ phiếu riêng lẻ.
Ví dụ: Giả định NĐT nhận thấy cổ phiếu SAM quá cao so với giá trị thật, hoặc khi phân tích kỹ thuật đã chỉ ra cổ phiếu khả năng sụp đổ cao, khi cổ phiếu trên 50.000 đồng (trước chia tách), thì tiến hành bán ra. Nhưng hiện tại NĐT không bán ra được.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có một số cách “lách luật” để có thể bán được với hình thức này, đó là vay mượn chứng khoán qua để bán giữa các NĐT cá nhân, thông qua chứng khoán. Mặc dù phương pháp này hơi phức tạp và ít phổ biến nhưng đôi lúc vẫn có một số trường hợp diễn ra.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh:
Hiện nay, hoạt động bán khống có thể dựa vào rổ cổ phiếu VN30, tỷ lệ đòn bẩy sẽ linh hoạt tuỳ theo từng tổ chức tài chính, từng công ty chứng khoán và phụ thuộc vào các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Các tỷ lệ đòn bẩy thường gặp là 1:5 đến 1:10, có những trường hợp đặc biệt thì lên đến 1:20.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, NĐT nên cẩn trọng một số yếu tố sau để có thể bán khống hiệu quả:
- Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Một số tình huống NĐT vừa bán khống và mua ở các kỳ hạn khác nhau, hoặc có thể mua ở TTCK cơ sở, sau đó thực hiện bán khống ở TTCK phái sinh.
- Thực hiện bán khống khi thị trường chung quá giá trị. Ở thời điểm này, NĐT có thể dựa vào các phương pháp khác nhau như P/E, so sánh với TTCK quốc tế hoặc đôi khi là thực hiện P/B.
- Dựa vào việc phân tích kỹ thuật để có thể ra quyết định đầu tư và giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, với cách này, đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm và kiến thức về phân tích chứng khoán.
- Dựa vào mức chênh lệch giữa VN30 và chứng khoán phái sinh để có căn cứ thực hiện bán khống